Trong một trận đấu bóng đá, việc phạm lỗi là điều không thể tránh khỏi. Kèm theo đó là các luật đá phạt được đưa ra và Penalty được coi là hình thức phạt cao nhất. Vậy Penalty là gì và luật đá phạt Penalty ra sao? Hãy cùng F8 bet khám phá trong bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu chi tiết đá phạt penalty là gì?
Penalty là gì? Penalty còn được gọi là đá phạt 11 mét hay phạt đền, là một hình thức đá phạt trong thi đấu bóng đá. Với hình thức này, vị trí của quả đá phạt là 11m tính từ khung thành đến cầu thủ thực hiện. Đá Penalty chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ bên đội đá phạt và thủ môn đội phải nhận đá phạt.
Trên thực tế, đa số các quả penalty có tỷ lệ thành công lên tới 80 – 90%, một con số khá cao. Ngay cả các thủ môn đẳng cấp nhất thế giới cũng khó lòng cản phá được một quả Penalty. Vì vậy, quyết định cho một đội hưởng đá phạt đền của trọng tài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện của trận.
Ngoài ra, đá Penalty yêu cầu rất nhiều kỹ năng từ cả cầu thủ thực hiện lẫn thủ môn. Đối với cầu thủ, họ phải có kỹ thuật tốt, tâm lý ổn định, khả năng đánh lừa đối phương,… Trong khi đó, đối với thủ môn, ngoài yếu tố kỹ năng, đôi khi còn cần đến một chút sự may mắn để bắt được một quả phạt đền.
Các tình huống có thể dẫn đến đá Penalty
Để hiểu rõ hơn Penalty là gì, bạn đọc cần nắm bắt thêm các tình huống sẽ dẫn đến những cú đá phạt đền. Sau đây là một số trường hợp trọng tài sẽ ngay lập tức thưởng phạt đền cho một đội bóng. Cụ thể:
- Cầu thủ đá hoặc tìm cách đá vào người đối phương trong vòng cấm.
- Phạm lỗi hoặc tìm cách phạm lỗi, ngáng chân đối phương trong vòng cấm
- Chèn ép hoặc có tác động vật lý vào đối phương trong vòng cấm.
- Xoạc hoặc cố tình kéo người đối phương trong vòng cấm.
- Nhảy vào người đối phương khi đang trong khu vực vòng cấm.
- Đánh nguội hoặc tìm cách đánh nguội đối phương trong vòng cấm.
- Xuất hiện hành vi chơi bóng bằng tay, dù vô tình hay cố ý (trường hợp này trọng tài có thể xem xét có cho đội bạn hưởng Penalty hay không),
Kỹ thuật thực hiện đá Penalty là gì?
Khi bị đối thủ phạm lỗi theo các lỗi trên, đối phương sẽ được hưởng một quả đá Penalty. Hiện nay, có 2 cách để thực hiện đá phạt đền đó là đá theo cách thông thường và đá Penalty phối hợp.
Đá Penalty thông thường
Khi tìm hiểu Penalty là gì, chắc chắn bạn đọc thường sẽ nghe đến cách đá phạt đền này nhiều hơn. Quả phạt đền sẽ được thực hiện tại chấm phạt đền, cách khung thành 11m. Bất kỳ cầu thủ nào cũng có thể tham gia đá phạt, không nhất thiết là cầu thủ bị phạm lỗi.
Tất cả các cầu thủ khác sẽ đứng ngoài vòng cấm địa, sau chấm phạt đền và cách chấm này 9m15 cho đến khi bóng được đá. Thủ môn sẽ đứng ở giữa 2 cột dọc khung thành và chỉ được di chuyển ngang. Nếu di chuyển về phía trước trước khi bóng được đá, phả phạt sẽ được thực hiện lại.
Một cầu thủ duy nhất sẽ thực hiện sút phạt trực tiếp sau tiếng còi của trọng tài. Bàn thắng được tính nếu đi qua vạch vôi và vào đến khung thành. Nếu bóng bật ra và cầu thủ khác đá bồi ghi bàn cũng không được tính là một quả Penalty.
Đá phối hợp
Với hình thức này, sẽ có 2 cầu thủ thực hiện đá phạt đền. Trong đó, cầu thủ đầu tiên thay vì đá thẳng vào khung thành sẽ chỉ đẩy nhẹ quả bóng về phía trước. Tiếp theo cầu thủ thứ hai sẽ chạy lên và thực hiện đá phạt.
Tương tự với các cầu thủ thể thao khác, cầu thủ thứ hai phải đứng cách khung thành tối thiểu 9.15m. Chiến thuật này đề cao tính bất ngờ, để cầu thủ thứ hai có thể ghi bàn trước khi đối phương có cơ hội tiếp xúc bóng.
Pha đá phạt đền theo chiến thuật phối hợp được thực hiện lần đầu tiên bởi cầu thủ Jimmy McIlroy và Danny Blanchflower của đội tuyển Bắc Ireland. Tình huống này được ghi nhận trong trận đấu giữa Bắc Ireland vs Bồ Đào Nha ngày 1/5/1957.
Các lỗi vi phạm khi đá Penalty
Ngoài việc hiểu được Penalty là gì, bạn đọc còn cần nắm được các lỗi vi phạm khi đá Penalty và cách trọng tài xử phạt. Cụ thể như sau:
- Nếu là lỗi của đội phòng ngự trước khi đá phạt: Nếu bàn thắng được ghi sẽ được công nhận, nếu không sẽ đá lại.
- Nếu là lỗi của đội thực hiện đá phạt, bàn thắng dù được ghi cũng phải đá lại. Nếu không đội tấn công sẽ chịu một quả phạt gián tiếp tại điểm lỗi.
- Nếu cả hai đội cùng phạm lỗi, trọng tài sẽ yêu cầu thực hiện lại quả đá phạt.
- Nếu cầu thủ đá phạt đền chạm bóng lần 2, trước khi có cầu thủ khác tiếp xúc bóng (kể cả khi bóng bật cọc/xà và không chạm thủ môn) sẽ bị phạt gián tiếp tại điểm lỗi.
Xem thêm: Bán Độ Là Gì? 4 Vụ Bán Độ Rúng Động Lịch Sử Bóng Đá Việt
Kết luận
Trên đây là những điều bạn đọc cần biết về Penalty là gì và luật đá phạt Penalty ra sao. Mong rằng bài viết của F8bet đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết.